Đặt bếp và chậu rửa hợp phong thủy

Phòng bếp trong ngôi nhà hiện đại ngày nay bao gồm hai yếu tố đối lập, xung khắc với nhau đó là bếp (thuộc hỏa) và bồn rửa (thuộc thủy). Do đó bếp và chậu rửa phải được bố trí hợp lý để tránh các yếu tố khắc nhau quá mạnh gây bất lợi.

Theo phong thủy, bếp sinh ra hỏa khí, nước là thủy khí, bản chất hai yếu tố này xung khắc với nhau. Do đó, bồn rửa, vòi nước và tủ lạnh tuyệt đối không được đặt quá gần hoặc đối diện với bếp nấu. Nếu không gian chật hẹp hãy đặt thêm một chiếc bàn hoặc ngăn cách bếp nấu với bồn rửa bằng một khoảng bàn để chuẩn bị thực phẩm ở giữa. Khoảng cách giữa bếp và bồn rửa ít nhất phải được 60cm.

Bồn rửa thuộc Thủy, do đó hãy ưu tiên bố trí nó ở các khu vực như Bắc, Đông hoặc Đông Nam. Nếu không chọn được 3 phương vị này, có thể bố trí tạm ở góc phía Tây. Còn bếp nấu nên đặt tại góc phía Nam, hoặc Đông và Đông Nam. Để có căn bếp hợp phong thủy đương nhiên phải bố trí hợp lý vị trí của bồn rửa và bếp trên cơ sở hài hòa giưa hai yếu tố Thủy và Hỏa.

Đặt bếp và chậu rửa hợp phong thủy

Bếp và bồn rửa nên đặt cách nhau tối thiểu khoảng 60cm

Ngoài ra, theo phong thủy bếp, vị trí đặt bếp phải “tọa hung” còn hướng bếp phải “hướng cát” mới giúp mang lại may mắn cho gia đình, đồng thời có thể hạn chế phần nào phong thủy xấu của ngôi nhà. Bếp đặt “tọa cát hướng cát” (đặt tại vị trí tốt, quay về hướng tốt) thực ra không tốt bằng “tọa hung hướng cát” (đặt tại vị trí tốt quay về hướng xấu). Điều này cũng dựa theo quan niệm trong “Kim quang đẩu lâm kinh”: “Cửa bếp (miệng bếp) là nơi đưa củi vào đáy nồi để đốt nên phải đặt nó quay về hướng lành, như vậy nhà sẽ nhanh có phúc”. Với bếp gas thì cửa bếp chính là phần có nút điều chính, bật tắt bếp, tức hướng bếp trùng với hướng phía sau lưng của người đứng nấu.

Trường hợp bếp nấu và bồn rửa sắp xếp thẳng hàng dọc theo vách tường phía Tây của căn bếp thì hãy đặt bồn rửa tại phía Bắc, bếp ở phía Nam. Ngược lại, nếu bếp và bồn rửa đặt thẳng hàng nhau dọc theo vách tường phía Đông của căn bếp thì hãy đặt bếp ở phía Bắc còn bồn rửa ở phía Nam. Trường hợp bếp và bồn rửa đặt thẳng hàng nhau dọc theo vách tường phía Bắc của căn bếp thì hãy đặt bếp ở phía Đông còn bồn rửa ở phía Tây. Ngược lại, nếu bếp và bồn rửa đặt thẳng hàng nhau sát dọc theo vách tường phía Nam của căn bếp thì hãy đặt bếp ở phía Tây còn bồn rửa ở phía Đông.

Xét cả trên phương diện phong thủy và kiến trúc, theo chuyên gia Phạm Cương, theo Ngũ hành, toàn bộ gian bếp có thuộc tính Hỏa. Chỉ riêng bồn rửa do chứa nước nên mang tính thủy. Theo thực tế trải nghiệm thì hai yếu tố này đặt cạnh nhau khó có thể tạo nên xung đột có hại cho gia chủ. Theo đó, tương tác xấu chỉ xuất hiện khi bếp nấu và bồn đặt ở vị trí đối diện với nhau, tức là căn bếp rơi vào thế hỏa môn đối với thủy khẩu.

Khi đó, phía mặt tiền của bếp nấu hoặc hướng bếp sẽ là nơi nhận được quá nhiều thủy khí khiến cho hỏa khí không được vượng. Phong thủy còn gọi kiểu bếp này là “thủy hỏa tương xung” khiến người trong nhà dễ mâu thuẫn nhau, từ đó khiến công việc làm ăn kém thuận lợi. Thực tế, phần lớn thiết kế bếp tại Việt Nam hiện nay có rất ít trường hợp bếp đối diện bồn rửa, chủ yếu là kiểu bếp thuận chiều hoặc vuông góc với bồn rửa.

Phòng biên tập có 10 nhân viên. Các nhân viên đến từ các tỉnh, thành phố khác nhau. Trong đó có Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An…Dù đến từ nhiều nơi khác nhau nhưng họ sống rất gần gũi, thân thiết, như anh chị em trong một gia đình. Hàng tháng họ đều tổ chức đi chơi, vui vẻ ăn uống cùng nhau…

Bố trí cửa sổ cho bếp hợp phong thủy

Việc chọn hướng cửa sổ khi thiết kế bếp quan trọng không kém so với việc sắp đặt vị trí bếp nấu hay máy hút khói… Bởi lẽ, cửa sổ bếp ảnh hưởng lớn đến tuổi tác cung mệnh của gia chủ.

Trên góc độ khoa học thì cửa sổ tạo ra những luồng khí trong lành cho căn bếp, tạo cho nơi này luôn dễ chịu, thoáng đãng. Do đó, cửa sổ phải đón được ánh nắng và gió từ bên ngoài.

Trong trường hợp trổ cửa chính là cửa sổ lấy ánh sáng ngoài trời thì nên chọn một hướng tốt với lứa tuổi của chủ nhà. Bên cạnh đó, cần đảm bảo hướng cửa này nhìn ra không bị chướng ngại vật chắn ngang tầm nhìn như: nhà cửa, bãi rác, cống rãnh hay thân cây to.

Nên bố trí cửa sổ bếp về hướng Đông để lấy ánh sáng trong lành của buổi ban mai và tiếp thêm sức sống cho không gian bếp, đồng thời làm dịu sức nóng khi nấu nướng. Mặt khác, bạn cũng cần tránh hướng gió thổi mạnh lùa vào nhà qua cửa này.

Do đây vừa là cửa sổ vừa là cửa ra vào thông với không gian bên ngoài nên lượng gió lùa vào nhà sẽ rất mạnh. Cửa sổ bếp cần hạn chế hướng Tây Bắc vì hướng này nhiều gió chướng ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ.

Cửa sổ là loại cửa phụ với mục đích lấy không khí là chính nên được thiết kế nhỏ gọn. Nên phát triển loại cửa này theo chiều cao để giúp căn bếp được thông thoáng hơn.

Trên thực tế, các nhà thiết kế thường tận dụng tối đa ưu điểm chiều cao của kiểu cửa này để giải quyết vấn đề cho những căn bếp chật hẹp. Hình khối chữ nhật của khung cửa tạo ra cảm giác vững chãi, vuông vức, điều này rất tốt cho phong thuỷ. Nếu kiểu cửa hình khối kết hợp thêm khung cửa bằng gỗ thuộc cung mộc thì phong thuỷ sẽ càng tốt hơn nữa.

Kích thước của cửa không quan trọng, tuy nhiên bạn cần chú ý đến vị trí đặt cửa. Cửa phải cao ngang bồn rửa bát hoặc từ bàn ăn trở lên.

Bố trí cửa sổ cho bếp hợp phong thủy

Cửa sổ bếp phải ngang bồn rửa bát hoặc cao từ bàn ăn trở lên

Đối với khung cửa bếp rộng thì phải có khung chịu lực. Nếu xét về mặt thẩm mỹ có thể không đẹp lắm, song chúng đem lại cảm giác chắc chắn và an toàn cho bếp.

Với kiểu cửa sổ này, cần phối hợp với cửa chính vào bếp để tạo thành một trục liên thông cho sức nóng từ bên trong toả ra ngoài và luồng khí dương từ bên ngoài vào nhà được dễ dàng.

Thông thường, với nhiều mẫu nhà hiện đại thì các thiết kế bếp thường lấy ánh sáng tối đa bằng một hệ thống các cửa sổ rộng. Như vậy, căn bếp rất khoáng đạt và phòng ăn cũng được tận hưởng ánh sáng này.

Khi trổ cửa sổ cần lưu ý tránh hướng Tây vì nắng chiều sẽ làm cho không gian rất khó chịu, bức bối. Nên chọn chất liệu kính để làm cửa sổ vì chất liệu kính tạo ra một hướng phong thuỷ tốt cho kiểu cửa này.

Đồng thời, để kết hợp phong thuỷ thì nên dùng khung bằng sắt hay nhôm đã được sơn màu sáng nhằm tạo cảm giác vừa nhẹ nhàng vừa sạch sẽ.

Đặc biệt, khi thiết kế cần chú ý ô cửa sổ sao cho thích hợp theo quy tắc sinh – lão – bệnh – tử từ dưới lên. Bố trí số ô cửa rơi vào cung tốt, tất nhiên bạn có thể thay đổi kích thước ô cửa to, nhỏ sao cho phù hợp và mang tính thẩm mỹ cao nhất.

Phần lớn các thiết kế chọn ô dàn ngang, tuy nhiên trong những căn bếp nhỏ nên chọn dạng ô sắp theo chiều đứng. Làm như vậy sẽ lấy được nhiều ánh sáng hơn và căn bếp trông cao, thoáng hơn.

Đối với kiểu ô đứng, tốt nhất không nên làm cửa lùa mà nên chọn cửa lá chớp để mưa gió không lùa trực tiếp vào bếp. Điều này sẽ tạo cho căn bếp một luồng sinh khí phóng khoáng và dễ chịu khi bước vào.

Lựa chọn màu sơn cho phòng bếp hợp phong thủy

Theo kinh nghiệm thiết kế và trang trí bếp hiện đại, những gam màu gần gũi tự nhiên và hướng đến môi trường đều mang tính thư giãn, giúp tái sinh năng lượng và mang lại cảm xúc cho con người. Do đó, trong việc tạo ra căn bếp tiện dụng, màu sơn hợp phong thủy là một phần rất quan trọng.

Những gam màu trung tính như màu kaki, be và nhóm màu đất thích hợp cho phong bếp

Những gam màu trung tính như màu kaki, be và nhóm màu đất thích hợp cho phong bếp

Trong phòng bếp, màu sắc có thể quyết định theo sở thích, hứng thú của cá nhân. Nhìn chung, sử dụng màu nhạt mà tươi sáng có thể làm cho phòng bếp có diện tích khiêm tốn trở nên rộng rãi hơn, độ thuần cùng màu sắc nhẹ sẽ làm cho không gian nên ấm áp, hài hòa, thân thiết. Màu sắc ấm áp sẽ giúp cho không khí gian bếp trở nên nhiệt huyết, linh hoạt, làm tăng thêm hứng thú cho việc hưởng thụ ẩm thực.

Trên thực tế, sơn phòng bếp không bắt buộc phải xem màu theo mệnh. Song, nếu xét theo quy luật tương sinh tương khắc trong phong thủy, Mộc sinh Hỏa nên dùng gam màu xanh lá cây, xanh cốm (mạng Mộc) trong bếp sẽ không có vấn đề gì đáng lo ngại. Riêng hai màu xanh tím và xanh nước biển (mạng Thủy) thì nên tránh bởi Hỏa khắc Thủy.

Bên cạnh màu xanh lá, màu xanh xám nhạt cũng rất ổn cho không gian bếp, nhẹ nhàng, sáng sủa, giúp tôn thêm các điểm nhấn khác và hòa hợp với những vật dụng kim khí trong căn bếp, tạo phong cách ấn tượng, hiện đại. Màu đỏ cam tươi sáng cũng góp phần tạo nên một không gian hiện đại và ấm cúng. Song, khi sơn bếp màu đỏ cam, gia chủ cần chú ý các mảng phối và chọn lựa màu sắc đồ đạc phù hợp để giảm tông, tạo nên sự cân bằng, tránh cảm giác quá chói chang, nóng bức.

Những gam màu trung tính như màu kaki, be và nhóm màu đất cũng thích hợp cho phòng bếp. Căn cứ vào nguyên tắc phong thủy, chúng có thể mang tới sự ổn định cho gia đình bạn cũng như sự hài hòa cho khu vực nấu ăn. Chúng là biểu tượng cho sự sung túc, ấm áp và ăn nhập với rất nhiều màu sắc khác nhau, làm cho phòng bếp của bạn thật sự ấm cúng.

Những đại kỵ phong thủy khu vực bàn ăn

Không chỉ biểu thị cho sự giàu có, sung túc, khu vực bàn ăn còn là sự hài hòa, gắn bó của các thành viên trong gia đình.

Những đại kỵ phong thủy khu vực bàn ăn
Theo văn hóa truyền thống, bữa ăn gia đình là nơi gắn kết mọi người lại với nhau sau một ngày bận rộn, mệt nhọc. Năng lượng của góc ăn uống được tin rằng có mối tương quan trực tiếp đến sự giàu có của gia đình. Hiểu một cách đơn giản như khi không có tiền thì không có nhiều thức ăn trên bàn. Vì vậy, cùng với nhà bếp, khu vực bàn ăn cũng quan trọng không kém. Dưới đây là những đại kỵ phong thủy khu vực bàn ăn cần phải tránh.

Đặt bàn ăn trong nhà bếp

Nếu có điều kiện nên chia tách phòng ăn độc lập với nhà bếp. Nhưng trong trường hợp không gian có hạn thì cũng hoàn toàn có thể kết hợp hai nơi làm một. Cũng như nhà bếp, phòng ăn tối kị lồi lõm, méo lệch.

Bàn ăn đặt ở cung Cát

Nếu chia phòng ăn làm 9 ô bằng nhau thì nên bố trí bàn ăn ở ô trung tâm. Đối với chủ nhà thuộc mạng “Đông tứ trạch”, nên tránh để bàn ăn ở hướng Tây, Tây Bắc, Tây Nam và Đông Bắc. Còn đối với chủ nhà thuộc mạng “Tây tứ trạch”, tránh đặt ở hướng Đông, Đông Nam, Bắc và Nam. Đặt bàn ăn ở các phương vị thích hợp mang lại sức khỏe, tài vận cho mọi người trong nhà.

Bàn ăn kỵ đặt ở vị trí Tây Nam

Sao Nhị Hắc – đại biểu cho bệnh tật, nằm ở vị trí Tây Nam, nên tránh đặt bàn ăn ở vị trí này vì phòng ăn liên quan nhiều đến sức khỏe. Trong trường hợp không thể thay đổi, chủ nhà cần hóa giải bằng cách đặt tượng sư tử, kì lân hoặc tì hưu. Đặt đầu tượng hướng ra phía cửa phòng.

Tránh đặt bàn ăn đối diện cửa chính

Xét về mặt thẩm mỹ, mở cửa ra thấy cảnh mọi người đang ăn cơm thì không hề đẹp mắt chút nào. Vì vậy, nếu phạm phải cấm kị này, gia chủ nên đặt một bình phong để tạo không gian riêng biệt.

Không đặt bàn ăn đối diện bàn thờ Phật

Mùi thức ăn, dầu mỡ, đại kỵ ám lên khu vực bàn thờ, nhất là nơi thờ Phật. Do vậy, bàn ăn của gia đình nên tránh hướng đối diện trực tiếp với vị trí thờ cúng.

Bàn ăn kỵ đối diện nhà vệ sinh

Nhà vệ sinh, phòng tắm là nơi sản sinh ra nhiều uế khí nên càng kín càng tốt. Khu vực ăn uống của gia đình nên tránh trực xung với hai nơi này để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bàn ăn tránh dùng mặt kính

Mặt bàn kính mang lại cảm giác lạnh, cứng và dễ vỡ. Về mùa đông, mặt bàn lạnh gây cảm giác tê cóng ảnh hưởng đến tì vị của các thành viên trong gia đình.

Ghế bàn ăn tránh dùng số lẻ

Bàn ăn là nơi sum họp nên những vật có đôi, có cặp luôn mang lại may mắn, sum vầy. Số lượng ghế bàn ăn nên là 4,6 hoặc 8 cái. Số lẻ, không những khó bài trí mà còn hung sát.

Đặt bếp theo phong thủy để hóa giải nhà phạm hướng Ngũ quỷ

Nhà phạm phải hướng Ngũ quỷ đương nhiên là không tốt, tuy nhiên mức độ xấu đến đâu thì phải xem xét tổng thể ngôi nhà mới nắm rõ được. Theo khoa học phong thủy, có thể thường lấy hướng sinh khí để giải quyết và hóa giải những điềm xấu.

Đặt bếp theo phong thủy để hóa giải nhà phạm hướng Ngũ quỷ

Khi gặp hướng nhà xấu, có thể dùng hướng bếp, hướng ban thờ tốt hoặc hướng giường ngủ để khắc phục. Ảnh minh họa

Theo phong thủy, hướng ngũ quỷ không có nghĩa là xấu hay đem đến tai họa cho gia chủ. Xét ở góc độ khoa học, khái niệm Ngũ quỷ thuộc trường phái phong thủy bát trạch nghiên cứu sự tương tác giữa tuổi của gia chủ với phương vị của ngôi nhà. Đây là những thuật ngữ mang tính ước lệ để chỉ những hướng nhà chưa phù hợp với tuổi của chủ nhà. Hướng nhà chỉ là một trong nhiều yếu tố của phong thủy ngôi nhà, vì vậy luôn có cách hóa giải tạo nên sinh khí cho ngôi nhà.

Bên cạnh đó, phong thủy cũng luôn có biện pháp hóa giải theo nguyên tắc “đa cát thắng tiểu hung”, có nghĩa là nhiều yếu tố tốt trong nhà sẽ lấn át số ít điều xấu. Ví dụ như trong trường phái Bát trạch, khi gặp hướng nhà xấu, gia chủ có thể dùng hướng bếp, hướng ban thờ hoặc hướng giường ngủ tốt để khắc phục.

Đồng thời, cũng có thể tính toán, bố trí các phòng hay vật dụng cho đúng phương vị và hướng tốt nhất cho gia chủ, xác định chiều dài, chiều cao của bếp hay các cánh cửa nhà cho đúng kích thước chuẩn xác. Nghiên cứu các bậc thang theo sinh, lão, bệnh, tử, hướng cầu thang và độ cao thấp theo tiêu chuẩn của kiến trúc phong thủy…